Về Human Design

( About Human Design )


Nguồn gốc và trào lưu


Human Design là một bộ môn huyền học mới do Thầy Ra Uru Hu tổng hợp, dựa trên các nền tảng Chiêm tinh học, Dịch lý, Ấn giáo (chakra – center) và Do Thái giáo (kabbalah – channel). Bộ môn này sử dụng ngày tháng năm sinh, giờ sinh chính xác và nơi sinh để tính toán, phân tích. Human Design tập trung vào việc phân tích kết cấu và động lực của một người, về mặt sinh học lẫn tâm lý, để từ đó lý giải về hành động, quan hệ và môi trường của họ. Human Design ra đời đầu thập niên 1990 và phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Năm 1992, Trường Quốc tế Human Design đã được thành lập ở California để giảng dạy và chuẩn hóa bộ môn này. Human Design đã trở thành một công cụ life-coaching phổ biến ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác.


Nền tảng khoa học


Hệ thống Human Design kết hợp Chiêm tinh học, Luân xa, Kinh Dịch, và Cây Sự Sống Kabbalah… Chiêm tinh học sử dụng vị trí của các hành tinh, các nút giao điểm để dự đoán tính cách và phát triển cá nhân. Hệ thống Luân xa Hindu gồm bảy trung tâm năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và giúp điều chỉnh các vấn đề tâm linh, tinh thần, cảm xúc và thể chất. Kinh Dịch, với 64 quẻ và hào, được áp dụng vào 64 cổng năng lượng trong biểu đồ, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tính cách và năng lượng cá nhân. Cây Sự Sống Kabbalah mô tả quá trình hình thành và phát triển cá nhân qua 10 trung tâm năng lượng và 22 con đường, kết hợp với 384 Dòng của Kinh Dịch và chiêm tinh học để cung cấp cái nhìn về ảnh hưởng của các yếu tố hành vi và phát triển tâm lý.


Người sáng lập – Ra Uru Hu


Ra Uru Hu (Robert Allan Krakower) là người sáng lập Human Design vào năm 1987. Năm 1989, ông viết quyển Rave I’Ching, nền tảng đầu tiên của Human Design. Năm 1992, ông thành lập Trường Human Design Quốc Tế. Cho đến bây giờ đây là nơi lưu trữ chính thức của mọi thư điển và hoạt động của môn Human Design trên toàn thế giới, giảng dạy và phổ biến nó khắp thế giới. Ông tin rằng Human Design là công cụ giúp con người sống một cuộc sống chân thật và hạnh phúc hơn bằng cách hiểu và tôn trọng bản chất thực sự của mình.


Tác phẩm tiêu biểu